Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định kiểm dịch động vật

Số văn bản

Loại văn bản

Cơ quan ban hành

Ngày văn bản

Ngày hiệu lực

Người ký

Tình trạng

06/2022/TT-BNNPTNT

Thông tư

Bộ NNPTNT

28/07/2022

11/09/2022

Phùng Đức Tiến

Đã biết
Ngày hiệu lực : 11/09/2022
Tình trạng : Đã biết
Lưu ! (0)
Please login to bookmarkClose
Hãy Đăng nhập để lưu bài viết này nha! nếu chưa có tài khoản hãy Đăng ký
Góp Ý
×

Góp ý văn bản

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

Thủ đô của Việt Nam là gì (viết HOA,có dấu, có khoảng trắng) ?

Thư viện xuất nhập khẩu

Ngày hiệu lực : 11/09/2022
Tình trạng : Đã biết
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 06/2022/TT-BNNPTNTHà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2022

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 4 như sau:

 “d) Bản chụp Giấy phép nhập khẩu do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật thủy sản không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).”

2. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 Điều 4 như sau:

“c) Bản chụp Giấy phép xuất khẩu thủy sản do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).”

3. Bổ sung điểm b khoản 6 Điều 4 như sau:

“Trường hợp Cục Thú y và Cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu có thống nhất về chứng nhận điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện

1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản mang theo người, gửi qua đường bưu điện, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ giấy hoặc gửi trực tiếp.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xử lý hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Luật Thú y và thực hiện kiểm dịch như sau:

a) Đối với động vật thủy sản: kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;

b) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;

c) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Thú y;

d) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nuôi giữ thủy sản, bao gói sản phẩm thủy sản theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi; xử lý động vật, sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để xuất khẩu.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

“Điều 20. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện

1. Khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không vì mục đích kinh doanh, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Thông tư này theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ giấy hoặc gửi trực tiếp.

2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau:

a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; đối chiếu chủng loại, số lượng, khối lượng hàng thực nhập;

b) Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện nuôi giữ động vật thủy sản; bao gói, bảo quản sản phẩm động vật thủy sản;

c) Trường hợp phát hiện động vật thủy sản không có trong Danh mục các loài thủy sản nhập khẩu thông thường, động vật thủy sản mắc bệnh ; sản phẩm động vật thủy sản có biểu hiện biến chất, không đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, xử lý tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu;

d) Sau khi kiểm tra, động vật thủy sản khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được nuôi giữ theo quy định; sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:

“Điều 21. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản

1. Khi có yêu cầu nhận mẫu bệnh phẩm từ nước ngoài gửi vào Việt Nam hoặc gửi mẫu bệnh phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài, chủ hàng phải gửi 01 đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 06 TS ban hành kèm theo Phụ lục V của Thông tư này đến Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đăng ký hợp lệ, Cục Thú y trả lời chủ hàng bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận.

3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch vận chuyển mẫu bệnh phẩm như sau:

a) Kiểm tra văn bản chấp thuận của Cục Thú y và các giấy tờ khác có liên quan; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu bệnh phẩm;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận vận chuyển đối với mẫu bệnh phẩm có hồ sơ hợp lệ; được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

Số lượng Giấy chứng nhận vận chuyển cấp: 02 bản (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch cửa khẩu, 01 bản gửi chủ hàng).”

7. Bãi bỏ khoản 3 Điều 4 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT); điểm c khoản 2 Điều 13 (được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT); Điều 14 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT- BNNPTNT); khoản 4 Điều 15 (được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT); khoản 4 Điều 17, điểm a khoản 6 Điều 17, điểm a khoản 7 Điều 17 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT); Điều 18; điểm d khoản 1 Điều 22 (được bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT).

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số phụ lục, biểu mẫu của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

1. Sửa đổi mục II phần A và phần B Phụ lục I như sau:

“II. Sản phẩm động vật thủy sản

1. Sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh.

2. Các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

B – Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch

1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao.

2. Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu.

3. Sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm.

4. Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm.

5. Sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.”

2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV như sau:

a) Bổ sung thứ tự 9 vào sau thứ tự 8 của phần Bệnh ở loài giáp xác trong Bảng các bệnh ở động vật thủy sản tại mục I phần A như sau:

“A. Động vật thủy sản

I. Các bệnh ở động vật thủy sản

TTTên bệnh (tên tiếng Anh)Tác nhân gây bệnhMột số thủy sản nuôi cảm nhiễm với bệnh
Bệnh ở loài giáp xác
9.Bệnh trắng đuôiMacrobrachium rosenbergii Nodavirus (MrNV) Extra small virus (XSV)Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

b) Bổ sung nội dung ghi chú tại mục I phần A như sau:

“Mẫu để xét nghiệm đối với từng tác nhân gây bệnh của lô hàng là mẫu gộp theo nguyên tắc 05 mẫu gộp thành 01 mẫu để xét nghiệm.”

c) Sửa đổi, bổ sung Phần B như sau:

“B. Sản phẩm động vật thủy sản

I. Chỉ tiêu xét nghiệm

TTTên bệnh (tên tiếng Anh)Tác nhân gây bệnhLoại sản phẩm được lấy từ các họ/loài động vật thủy sản (tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh)
1.Hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis disease – AHPND)Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lựcHọ tôm he (Litopenaeus spp., Penaeus spp.)
2.Bệnh hoại tử gan tụy (Necrotising hepatopancreatitis-NHP)Vi khuẩn Proteobacteria
3.Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Disease)Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Virus (IHHNV)
4.Bệnh hoại tử cơ/Bệnh đục cơ (Infectious Myonecrosis Disease)Infectious Myonecrosis Virus (IMNV)
5.Đốm trắng (White Spot Disease)White spot syndrome virus (WSSV)
6.Đầu vàng (Yellow Head Disease)Yellow head virus genotype 1(YHV1)
7.Hội chứng Taura (Taura syndrome)Taura syndrome virus (TSV)
8.Bệnh sữa trên tôm hùm (Lobster Milky Disease – LMD)Rickettsia-likeTôm hùm (Panulirus spp.)
9.Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring viraemia of carp)Spring viraemia of carp virus (SVCV)Họ cá chép (Cyprinidae)
10.Koi herpesvirus (Koi Herpesvirus Disease)Koi Herpesvirus (KHV) 
11.Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring viraemia of carp)Spring viraemia of carp virus (SVCV)Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella)
12.Bệnh do virus Tilapia LakeTilapia Lake virus (TiLV)Cá rô phi, diêu hồng (Oreochromis mosambicus, Oreochromis niloticus)
13.Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS)Alphanomyces invadansCác loài cá nước ngọt khác
14.Bệnh hoại huyết cá hồi (Infectious salmon anaemia – ISA)Infectious salmon anaemia virusCác loài cá hồi (Salmo spp., Onchorynchus spp., Salvelinus spp.)
15.Bệnh tuyến tụy do salmonid alphavirus (Infection with salmonid alphavirus)Alphavirus
16.Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do IHNV (Infectious haematopoietic necrosis disease – IHN)Infectious haematopoietic necrosis virus (IHNV)
17.Bệnh hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis/Viral Encephalopathy and Retinopathy)BetanodavirusCá song/cá mú (Epinephelus spp.), Cá vược/cá chẽm (Lates calcarifer), Cá giò/cá bớp (Rachycentron canadum)
18.Bệnh do Red sea bream iridovisusRed sea bream iridovisus (RSIV)
19.Bệnh do vi rút herpes ở bào ngư (Infection with abalone herpesvirus – AbHV)HerpesvirusCác loài bào ngư đa sắc (Haliotis spp.)
20.Bệnh do PerkinsusP. olseni, P. marinusHầu, nghêu, ngao
21.Bệnh do Batrachochytrium dendrobatidis (Infection with Batrachochytrium dendrobatidis)Batrachochytrium dendrobatidisCác loài ếch
22.Đốm trắng (White Spot Disease)White spot syndrome virus (WSSV)Các loài cua

II. Tần suất lấy mẫu, số lượng mẫu

1.Tần suất lấy mẫu:

Lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để xét nghiệm và áp dụng như sau:

a) Nếu kết quả xét nghiệm của 03 (ba) lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, cứ 05 (năm) lô hàng tiếp theo chỉ lấy mẫu ngẫu nhiên của 01 (một) lô hàng để xét nghiệm; trường hợp lô hàng được lựa chọn kiểm tra có kết quả xét nghiệm không đạt yêu cầu, lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để xét nghiệm;

b) Nếu kết quả xét nghiệm của 01 (một) lô hàng không đạt yêu cầu, tiếp tục lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để xét nghiệm.

2. Số lượng mẫu và mẫu xét nghiệm:

a) Lô hàng có một mặt hàng: lấy 05 (năm) mẫu và gộp thành 01 (một) mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu tác nhân gây bệnh theo quy định tại khoản 1 phần này (phần B);

b) Lô hàng có nhiều mặt hàng: lựa chọn mặt hàng có số lượng lớn hơn để lấy mẫu theo điểm a khoản này, lấy mẫu tối đa của 03 mặt hàng; trường hợp các mặt hàng của lô hàng có số lượng bằng nhau, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lựa chọn ngẫu nhiên mặt hàng để lấy mẫu.

3. Đối với sản phẩm được lấy từ các họ/loài thủy sản không thuộc mục I phần này (phần B), thực hiện như sau:

a) Cơ quan kiểm dịch cửa khẩu kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, thực trạng hàng hóa của 03 (ba) lô hàng liên tiếp và áp dụng như quy định tại điểm a và b khoản 1 mục này;

b) Trường hợp phát hiện lô hàng không đạt yêu cầu về ngoại quan, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh vật gây hại, tác nhân gây bệnh theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng của Việt Nam, quy định quốc tế.

4. Đối với lô hàng không phải lấy mẫu xét nghiệm hoặc không phải kiểm tra thực trạng hàng hóa, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu (chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm đối với hàng hóa nhập khẩu).

5. Khi phát hiện lô hàng không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xử lý theo quy định và báo cáo về Cục Thú y.

6. Việc lấy mẫu, kiểm tra theo tần suất áp dụng trên tổng số lô hàng nhập khẩu tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong cùng 01 (một) năm.”

d) Bổ sung phần C vào sau phần B như sau:

C. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm được quy định tại phần A, phần B Phụ lục này.

Trường hợp phát hiện bệnh mới chưa được quy định tại phần A, phần B Phụ lục này, Cục Thú y báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định chỉ tiêu kiểm dịch.”

3. Thay thế Mẫu 03 TS Phụ lục V (Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu) bằng Mẫu 03 TS (Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bổ sung khoản 26, khoản 27 vào sau khoản 25 mục I Phụ lục V như sau: “26. Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với động vật/sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y – Mẫu 26 TS; 27. Biên bản xử lý vệ sinh thú y hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản – Mẫu 27 TS.”

5. Bổ sung Mẫu 26 TS – Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với động vật/sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và Mẫu 27 TS – Biên bản xử lý vệ sinh thú y hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản vào sau Mẫu 25 TS của Phụ lục V (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

6. Bổ sung Phụ lục VII: Quy trình kiểm tra, lấy mẫu kiểm dịch lô hàng sản phẩm động vật thủy sản vào sau Phụ lục VI tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2022.

2. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.

3. Thông tư này bãi bỏ:

a) Thông tư số 11/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

b) Khoản 4 Điều 9, điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư số 21/2018/TT- BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

4. Cục trưởng Cục Thú y và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Công báo Chính phủ, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
– Cục Kiểm tra Văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
– Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục Thú y;
– Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
– Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
– Lưu: VT, TY.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU, PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 07 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu – Mẫu 03 TS.

2. Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với động vật/sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y – Mẫu 26 TS.

3. Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật thủy sản – Mẫu 27 TS.

4. Phụ lục VII: Quy trình kiểm tra, lấy mẫu kiểm dịch lô hàng sản phẩm động vật thủy sản.

Mẫu: 03TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

………………, ngày……. tháng …… năm ……….

ĐƠN KHAI BÁO KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Số:………………/KBKD-TSXNK

Kính gửi: …………………………………………………………………………

Tên tổ chức, cá nhân khai báo: …………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………….. Fax…………………………Email ……………………………………….

Số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số/Số định danh cá nhân:……… Ngày cấp…/…/…..Tại…

Đề nghị quý Cơ quan kiểm dịch:

□ Xuất khẩu□ Kho ngoại quan □ Tạm xuất tái nhập
□ Nhập khẩu□ Quá cảnh □ Khác (đề nghị ghi rõ)……
□ Tạm nhập tái xuất□ Chuyển khẩu  

Chi tiết lô hàng như sau:

STTTên thương mạiTên khoa họcKích cỡ cá thể/Dạng sản phẩm(1)Số lượng/ Trọng lượngĐơn vị tínhNước xuất xứ
       
       

1. Nơi sản xuất: …………………………………………………………………………………………………….

2. Loại bao bì, quy cách đóng gói: …………………………………………………………………………..

3. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr …): ………………………………………..

4. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu/nhập khẩu: ……………………………………………………………..

5. Nước xuất khẩu/nhập khẩu: ……………………………………………………………………………..

6. Nước quá cảnh (nếu có):……………………………………………………………………..

7. Cửa khẩu xuất: ……………………………………………………………………………..………………..

8. Cửa khẩu nhập: …………………………………………………………………………..………………….

9. Phương tiện vận chuyển: ……………………………………………………………..………………….

10. Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………………..……………….

11. Văn bản chấp thuận kiểm dịch của Cục Thú y: Số …../TY-KDTS, ngày….tháng…..năm…….

12. Địa điểm kiểm dịch/cách ly kiểm dịch:….. ……………………………………………………………

13. Địa điểm nuôi trồng (nếu có): …………………………………………………….……………………..

14. Thời gian kiểm dịch: ………………………………………………………………..……………………….

15. Địa điểm giám sát (nếu có): …………………………………………………..………………………….

16. Thời gian giám sát: ………………………………………………………………….…………………

17. Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ………………………………………………………

Chúng tôi xin cam kết: bảo đảm nguyên trạng hàng hóa; đưa hàng về đúng địa điểm, đúng thời gian đã khai báo; chỉ đưa hàng hóa vào sử dụng, lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

 TỔ CHỨC/CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT:

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: …………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….…………………………………………………… để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi …..…… giờ, ngày …….. tháng ..…… năm …………

 Vào sổ số …….………, ngày ……… tháng .……. năm ..…….
CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………..………………………………………………

…………….., ngày …….. tháng …… năm …..………..
CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU …………….…………..
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

– Mẫu Đơn khai báo này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

– Đơn khai báo được làm thành 03 bản: 01 bản cơ quan kiểm dịch giữ, 01 bản cơ quan hải quan giữ, 01 bản tổ chức, cá nhân khai báo kiểm dịch giữ;

– (1) Kích cỡ cá thể đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống, dạng sản phẩm đối với sản phẩm động vật thủy sản.

Mẫu: 26 TS

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………../QĐ-XLVSTY……………………., ngày……..tháng…….năm ………

QUYẾT ĐỊNH

Xử lý vệ sinh thú y đối với động vật/sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

THẨM QUYỀN BAN HÀNH (1)

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số ……/ ……. ngày … tháng …. năm ….. của ……(2)………………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của …….……..(3)………….……………;

Căn cứ Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật thủy sản số ……./BB-VSTY ngày……/..…/………của …………………..(4)………………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với số hàng sau:

1/ ……………………………………….……… Số lượng:……………Khối lượng: …..………

2/ ……………………………………….……… Số lượng:……………Khối lượng: …..………

3/ ……………………………………….……… Số lượng:……………Khối lượng: …..………

4/……………………………………….………. Số lượng:……………Khối lượng: …..………

Của Ông/Bà: ………………………………………………………………… là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ……………………………….…………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………….. Fax: ………………………… Email: ..……………………………

Số Chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân: ………………………………….

Cấp ngày: …../……/…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………….

Số hàng trên đây không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định như sau:

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

Các vật dụng (phương tiện, dụng cụ, bao bì chứa đựng, thức ăn, chất độn, chất thải) có liên quan: ……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 2. Biện pháp xử lý đối với số hàng trên và các vật dụng có liên quan: …….……..….…

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Điều 3. Địa điểm tiến hành xử lý vệ sinh thú y: …………………………………..……………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………..…

………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 4. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng: ……………………….………………

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Điều 5. Thời gian tiến hành xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng: vào hồi ……….. giờ ………… ngày ……..… / ….…. / …….….….

Điều 6. Nơi xử lý hàng phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo quy định.

Điều 7. Quy định về việc sử dụng hàng sau khi đã xử lý vệ sinh thú y: ..…………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………..……………………………..

………………………………………………………………………………………………….…………………………

Quyết định này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng giữ.


Nơi nhận:
…..
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định xử lý;

(2) Thẩm quyền ra quyết định;

(3) Tên cơ quan ra quyết định xử lý;

(4) Tên cơ quan kiểm dịch động vật.

Mẫu: 27 TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BIÊN BẢN XỬ LÝ VỆ SINH THÚ Y

ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Số: ……………../BB-XLVSTY

Hôm nay, vào hồi ……. giờ ……, ngày ……. tháng …… năm ……..….

Tại địa điểm: ………………………………………………………………………………………….…………….

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/Bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: …….………………..

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: …………………………………………………..……………….

2/ Ông/Bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: ……………….……..

Địa chỉ: …………………………………………………………….…………………………………………..

Điện thoại: ……………..…………………….. Fax: ….………….……………………………..……….

3/ Ông/Bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: ………………….…..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..………………………..…….

Điện thoại: ……………..…………………….. Fax: ….…………….…………………………..……….

Căn cứ Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y số …………….. /QĐ-XLVSTY ngày ………./ ……./ ………….. của ………………..(1)………………………………………………..………….

Đã tiến hành xử lý vệ sinh thú y lô hàng sau:

Tên hàng: ………………………………………………………………..…………..……..……….

Số lượng: …………………………….. Khối lượng: ………………….……………..……..……..

Của Ông/Bà: …………………………………………………………………………. là chủ hàng (người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: …………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………….. Fax: …………………………. Email: ………………….…………

Biện pháp xử lý đối với số hàng trên và các dụng cụ có liên quan: ……………………..………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Địa điểm tiến hành xử lý: ………………………………………………………………………………….…….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng: …………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

Thời gian tiến hành xử lý: vào hồi ………..giờ ……… phút, ngày ………… / ……. / …………….

Nơi xử lý đã được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo quy định.

Phương pháp khử trùng tiêu độc: …………………………………………..……..……………………

Hóa chất sử dụng trong khử trùng tiêu độc: ………………………………….Nồng độ: ……………..

Kết quả xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng: ………………………………………………….……………

……………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………….…

Quy định về việc sử dụng hàng sau khi đã xử lý vệ sinh thú y (nếu không phải tiêu hủy):

1/ Được phép sử dụng làm thực phẩm:
2/ Được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản:
3/ Chỉ được phép chế biến nguyên liệu cho công nghiệp:

Ý kiến của chủ hàng hoặc người đại diện: ……………………………………………………………….…

…………………………………………………………………………………………………………………………..….

………………………………………………………………………………………………………………………….…..

………………………………………………………………………………………………………………………….…..

………………………………………………………………………………………………………………………….…..

………………………………………………………………………………………………………………………………

Biên bản này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng giữ.

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Các cơ quan liên quan
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Tên cơ quan kiểm dịch động vật.

Phụ lục VII

QUY TRÌNH KIỂM TRA, LẤY MẪU KIỂM DỊCH LÔ HÀNG SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

I – PHẦN CHUNG

1. Giải thích từ ngữ

– Đơn vị bao gói: là dạng bao gói độc lập sản phẩm dưới dạng bao, kiện, thùng, hộp, chai, lọ,… lặp lại trong một lô hàng.

– Lấy mẫu: là các thao tác kỹ thuật được tiến hành trên cơ sở áp dụng những nguyên tắc, thủ tục, điều kiện kỹ thuật để thu thập mẫu đại diện, đồng nhất cho lô hàng và phản ánh được thực trạng của lô hàng.

– Mẫu: là một phần đại diện cho một lô hàng nhất định.

– Mẫu ban đầu: là một lượng sản phẩm hoặc đơn vị bao gói được lấy riêng lẻ một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ đích, cùng thời điểm tại một vị trí của lô hàng.

– Mẫu chung: là những mẫu ban đầu từ cùng một lô hàng được trộn đều với nhau (sản phẩm rời hoặc bao gói) để thu được đặc tính đại diện cho lô hàng.

– Mẫu trung bình: là một phần sản phẩm của mẫu chung hoặc một số đơn vị bao gói lấy ra từ mẫu chung.

– Mẫu phân tích: là mẫu lấy ra từ mẫu trung bình dùng để phân tích các chỉ tiêu kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

– Mẫu lưu: là mẫu lấy ra từ mẫu trung bình, có cùng đặc tính của mẫu phân tích được bảo quản trong điều kiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc không làm thay đổi đặc tính ban đầu của mẫu, dùng để phân tích đối chứng khi cần thiết.

2. Nguyên tắc chung

– Trước khi lấy mẫu phải kiểm tra hồ sơ liên quan đến lô hàng; quan sát toàn bộ lô hàng, kiểm tra tình trạng bao gói, điều kiện bảo quản, chủng loại, số lượng, khối lượng của lô hàng, thông tin lô hàng phải phù hợp với hồ sơ.

– Việc lấy mẫu phải bảo đảm khoa học, nhanh chóng, thuận tiện; trình tự thực hiện công khai, minh bạch; bảo đảm tính ngẫu nhiên tại các vị trí khác nhau đại diện cho lô hàng.

– Tùy mục đích kiểm tra, mẫu phải được lấy ở nơi đảm bảo các yêu cầu, điều kiện lấy mẫu. Trường hợp địa điểm lấy mẫu không đáp ứng các yêu cầu theo quy định thì thực hiện lấy mẫu thứ cấp. Sau khi lấy đủ mẫu, trả lại chủ hàng lượng sản phẩm động vật thủy sản còn lại.

II – QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1. Chuẩn bị

– Trước khi tiến hành lấy mẫu phải thống nhất thời điểm tiến hành kiểm tra, lấy mẫu với chủ hàng hoặc người đại diện.

– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, biểu mẫu liên quan, dụng cụ, trang thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu phù hợp.

2. Kiểm tra thực tế

2.1. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng hàng hóa, niêm phong.

2.2. Kiểm tra thực trạng lô hàng: điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ngoại quan của sản phẩm, chủng loại, số lượng, khối lượng, nhãn sản phẩm, thông tin chi tiết của lô hàng phải phù hợp với hồ sơ kiểm dịch.

Tiến hành kiểm tra tại 5 vị trí hoặc đơn vị bao gói ngẫu nhiên ở các điểm khác nhau của lô hàng. Trường hợp lô hàng lớn (>100 tấn) kiểm tra thêm một số vị trí/đơn vị bao gói để đảm bảo đại diện cho lô hàng nhưng không quá 15 vị trí/đơn vị bao gói.

Xử lý kết quả kiểm tra: trường hợp kiểm tra thực trạng hàng hóa đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu phân tích. Trường hợp không đạt yêu cầu, người lấy mẫu không thực hiện lấy mẫu, lập biên bản, báo cáo cơ quan kiểm tra.

3. Lấy mẫu

3.1. Số lượng, khối lượng mẫu

3.1.1. Số lượng mẫu theo quy định tại phần B phụ lục IV Thông tư này.

3.1.2. Khối lượng mẫu phân tích, mẫu lưu: tối thiểu phải đảm bảo đủ để phân tích các chỉ tiêu theo quy định và theo phương pháp phân tích của phòng thử nghiệm. Trường hợp phải gửi mẫu cho nhiều phòng thử nghiệm thì khối lượng được lấy thêm tương ứng.

Trường hợp lô hàng lớn (>100 tấn), người lấy mẫu được phép lấy tăng thêm số đơn vị bao gói/khối lượng sản phẩm để tạo mẫu trung bình (số lượng lấy thêm không lớn hơn số lượng đã lấy của lô hàng ≤ 100 tấn), bảo đảm mẫu phân tích đại diện cho lô hàng. Khối lượng mẫu trung bình hoặc mẫu ban đầu (trường hợp mẫu ban đầu tương đương là mẫu trung bình) từ 500 – 1000g (không bao gồm xương).

3.2. Lấy mẫu phân tích

3.2.1. Lấy mẫu ban đầu

a) Với lô hàng bao gói

– Lô hàng được đóng trong các bao gói thùng, kiện, hộp, túi,…: mẫu ban đầu được lấy tại ít nhất 5 đơn vị bao gói nhưng không quá ở 10 đơn vị bao gói bằng cách chọn ngẫu nhiên các sản phẩm từ các bao gói được chọn. Nếu lô hàng có không quá 10 đơn vị bao gói (pallet) thì lấy mẫu ban đầu ở tất cả các đơn vị bao gói. Trường hợp lô hàng >100 tấn, lấy ở không quá 15 đơn vị bao gói.

– Sản phẩm dạng lỏng, sệt: mẫu ban đầu được lấy tại ít nhất 5 vị trí ở các độ sâu khác nhau trong đơn vị bao gói sau khi đã khuấy đều.

b) Với lô hàng rời (chứa trong các toa xe, container, hầm tàu,…): lấy mẫu ban đầu ở ít nhất 5 vị trí khác nhau của lô hàng.

3.2.2. Lập mẫu chung

Gộp tất cả các mẫu ban đầu đã lấy được để lập mẫu chung, đại diện cho lô hàng.

3.2.3. Lập mẫu trung bình

a) Sản phẩm dạng lỏng, sệt: trộn kỹ mẫu chung và rút ra một lượng để lập mẫu trung bình;

b) Sản phẩm dạng sợi, mảnh, viên nhỏ có thể phân mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên;

c) Các sản phẩm lớn có thể rút theo nguyên tắc ngẫu nhiên (cắt nhỏ nếu cần thiết);

d) Sản phẩm dạng bao gói sẵn: có thể trộn đều các bao gói, sau đó rút ngẫu nhiên các sản phẩm;

đ) Khối lượng mẫu trung bình đảm bảo đủ để phân tích các chỉ tiêu và lưu mẫu.

3.2.4. Lập mẫu phân tích

Từ mẫu trung bình chia thành 2 phần tương ứng, 1 phần là mẫu phân tích, một phần là mẫu lưu có số lượng/khối lượng mẫu như nhau. Trường hợp cần gửi nhiều phòng thử nghiệm có thể chia phần mẫu phân tích nhiều hơn. Khối lượng mẫu được lấy đảm bảo đủ để phân tích các chỉ tiêu.

3.2.5. Ghi nhãn, bao gói, niêm phong, bảo quản, vận chuyển mẫu

a) Mẫu phải được bao gói, niêm phong, ghi nhãn bảo đảm tính bảo mật và không bị nhầm lẫn;

b) Bảo quản mẫu: mẫu được bảo quản theo điều kiện phù hợp với từng dạng sản phẩm như nguyên trạng ban đầu.

3.2.6. Biên bản lấy mẫu

Biên bản lấy mẫu được lập theo mẫu 24 TS ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư này ngay sau khi lấy mẫu dưới sự chứng kiến và ký xác nhận của chủ hàng và các bên liên quan.

Các thông tin trong Biên bản lấy mẫu phải được ghi đầy đủ, chính xác, phản ánh trung thực tình trạng lô hàng như bao gói, bảo quản, ngày sản xuất, hạn sử dụng, ký hiệu phương tiện vận chuyển, chứa đựng, số niêm phong.

3.2.7. Vận chuyển, gửi mẫu

a) Mẫu phải được vận chuyển đến phòng thử nghiệm càng nhanh càng tốt bằng phương tiện vận chuyển bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng mẫu;

b) Mẫu gửi phòng thử nghiệm phải kèm nhãn lấy mẫu ghi đầy đủ các thông tin theo quy định và đảm bảo không bị nhòe, rách; đảm bảo không thể lấy được mẫu ra mà không phá hủy niêm phong. Dụng cụ chứa đựng mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải được làm kín và bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng, nhiệt độ cao ảnh hưởng đến chất lượng mẫu.

3.2.8. Lưu mẫu

Mẫu lưu được bảo quản ở điều kiện bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất trong thời gian tương ứng với thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm dịch cấp cho lô hàng.

3.2.9. Trả mẫu

Trường hợp không thể lấy mẫu tại nơi kiểm tra mà phải đưa các đơn vị mẫu ban đầu về nơi đủ điều kiện đảm bảo chất lượng hàng hóa để lấy mẫu thì sau khi lấy mẫu, lập biên bản trả lại mẫu thừa cho chủ hàng (Mẫu Biên bản trả lại mẫu thừa ban hành kèm theo Phụ lục này).

4. Trường hợp lô hàng có nhiều mặt hàng

Kiểm tra, lấy mẫu theo quy định tại điểm 2 mục II và điểm 3 mục II Phụ lục này đối với từng loại mặt hàng (lựa chọn tối đa không quá 03 mặt hàng để lấy mẫu)./.

Mẫu Biên bản trả lại mẫu thừa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BIÊN BẢN TRẢ LẠI MẪU THỪA

Số: ……………/BB-TLMT

Hôm nay, vào hồi ..……. giờ ….… phút, ngày..………tháng.……..năm …….………………

Tại địa điểm: …………………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông/bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: .………………….

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ……………………………………………………………….

2/ Ông bà: …………………………………………………………..là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………………………..……………………

Điện thoại: …………………………… Fax: ………………………. Email: ..………………………….

Chúng tôi, cùng thống nhất và giao nhận lại số mẫu thừa sau khi đã lấy mẫu của lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm như sau:

Tên hàngSố lượng mẫu lấy ban đầuSố lượng mẫu lấy để kiểm tra, xét nghiệmSố lượng còn lạiĐVT (Con/Kg)
     
     
     
Tổng số    

Tình trạng lượng mẫu còn lại: ………………..…………………..………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Thời gian giao nhận lại mẫu thừa vào ngày ……… tháng …… năm …………………………

Biên bản này được lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

Miễn kiểm dịch đối với sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm

Ngày 28/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Cụ thể, theo quy định mới, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch gồm: sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh; các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập.

Ngoài ra, Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch, cụ thể, danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch gồm: động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/9/2022.

Thay thế cho văn bản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT

Sửa đổi bổ sung cho văn bản

Số văn bản Liên quan

Số văn bản dẫn chiếu

Số văn bản được căn cứ

Đính chính văn bản

Bị thay thế bởi văn bản

Bị sửa đổi bổ sung bởi văn bản

Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định kiểm dịch động vật

Khi tải về là bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của chúng tôi.

Để đọc được file tải về máy tính bạn phải cài phần mềm đọc file .docs .pdf .xlsx

Dịch vụ giao nhận XNK

Dịch vụ hải quan, Vận chuyển, Xin giấy phép...
docs@tbnexim.vn0973242113
Bình luận

Viết một bình luận

Nhận tin qua Email