Biểu mẫu bảng kê khi xin c/o

BẢNG KÊ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐẠT TIÊU CHÍ “WO” (có HĐ VAT)

(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa)

Mẫu Bảng kê khai này áp dụng trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng.

Thương nhân nộp bản sao các chứng từ (đóng dấu sao y bản chính): Quy trình sản xuất hàng hóa,Hóa đơngiá trị gia tăng, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép kinh doanh của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai tại các cột (8), cột (9), cột (10) và cột (11).

(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa)

theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa)

Mẫu Bảng kê khai này áp dụng trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu nhưng không có hóa đơn giá trị gia tăng

Thương nhân nộp bản sao các chứng từ (đóng dấu sao y bản chính): Quy trình sản xuất hàng hóa, Giấy CMND của người bán nguyên liệu; Giấy xác nhận của người bán nguyên liệu về vùng nuôi trồng, khai thác, số lượng và trị giá bán cho thương nhân (nếu có) để đối chiếu với thông tin kê khai

(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa)

Thương nhân nộp bản in Tờ khai hải quan nhập khẩu và bản sao các chứng từ (có đóng dấu sao y bản chính): Hóa đơn giá trị gia tăng, C/O ưu đãi nhập khẩu, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai từ cột (9) đến cột (13).

(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa)

Thương nhân lựa chọn công thức tính LVC thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Thương nhân nộp bản in Tờ khai hải quan nhập khẩu và bản sao các chứng từ (có đóng dấu sao y bản chính): Hóa đơn giá trị gia tăng, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai từ cột (9) đến cột (13).

(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa)

Thương nhân lựa chọn công thức tính RVC trong Chương Quy tắc xuất xứ hàng hóa thuộc các FTA mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương hướng dẫn các FTA đó.

Thương nhân nộp bản in Tờ khai hải quan nhập khẩu và bản sao các chứng từ (có đóng dấu sao y bản chính): Hóa đơn giá trị gia tăng , C/O ưu đãi nhập khẩu, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai từ cột (9) đến cột (13)

(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa)

Mẫu Bảng kê khai này áp dụng trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “CTC” nhưng vẫn được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng Tỷ lệ De Minimis tính theo trị giá hoặc theo trọng lượngtùy theo từng Chương hàng hóa được quy định cụ thể trong Quy tắc xuất xứ ưu đãi/Quy tắc xuất xứ không ưu đãi.

Thương nhân được phép ghép Bảng kê khai tại Phụ lục V với mẫu Bảng kê khai tại Phụ lục này để cam kết hàng hóa đạt tiêu chí “CTC +De minimis …%”

Phụ lục X = >

Tải về

“Form A (CTC & SPC)” “Form A (%)” “Form A (N.Z)” = >

Tải về
Lưu ! (1)
Hãy Đăng nhập để lưu bài viết này nha! nếu chưa có tài khoản hãy Đăng ký

Dịch vụ giao nhận XNK

Dịch vụ hải quan, Vận chuyển, Xin giấy phép...
docs@tbnexim.vn0973242113
Bình luận

33 bình luận về “Biểu mẫu bảng kê khi xin c/o”

  1. admin ơi cho e hỏi chút ạ, tính tiêu chí LVC thì cái phần nglieu nhà cung cấp có đưa đc phụ lục 10, thì cái trị giá ngl đó có đc cộng vào tổng trị giá tính LVC k ạ?e cảm ơn ạ

    Trả lời
    • tất cả trị giá nguyên liệu đều được đưa vào quan trọng là xác định công thức tính LVC trực tiếp hay gián tiếp để có cách đưa vào hợp lý

      Trả lời
  2. để làm bảng kê thì bên mình cung cấp cho bên cty dịch vụ logistics như INV, PKL và hóa đơn cũng như bảng kê cũ cùng một mặt hàng nhưng nên dịch báo mình như sau:” Hóa đơn bên em đã có, nhưng bên mình dùng những nguyên liệu đầu vào nào, số lượng bao nhiêu thì đưa cho bên em nha chị. Bảng kê bên em làm nhưng số liệu bên chị cung cấp giúp em”. Cho mình hỏi là họ hỏi vậy là cần số liệu gì nữa

    Trả lời
    • khi làm bảng kê bạn cần cung cấp cho dv thông tin inv, pkl, và tỷ lệ thành phần cấu tạo nên sản phẩm mình ví dụ nha:
      bạn xuất khẩu mì gói đi, để làm nên gói mì thì bạn cần bột mì, muối, đường,bột ngọt, hương liệu A (có thể còn nữa nhưng chỉ ví dụ vậy thôi).
      vậy bạn phải cung cấp hoá đơn đầu vào của tất cả nguyên trên, hoặc tk nhập khẩu các nguyên liệu trên kèm thông tin để làm ra 1 gói mì bạn cần bao nhiêu bột mì, bao nhiêu muối, bao nhiêu đường, bao nhiêu bột ngọt, bao nhiêu hương liệu A đó là cơ sẻ để dv lên được bảng kê cho bạn

      Trả lời
  3. cho em hỏi CO em xin theo tiêu chí CTH,4 số HS đầu của nvl và thành phẩm k trùng nhau, bên vendor cấp nvl đó có xin CO form D cho nvl, vậy thì nvl này đc coi là có xuất xứ k ạ ,

    Trả lời
  4. Hi Ad! rất cảm ơn bạn nếu có phản hồi ạ
    Công ty mình là công ty thép ở Huế. Bên mình mua hàng của công ty thép ở Hưng Yên và xuất đi ÚC từ HPH. Bên mình có thể xin C/O được không ạ.
    Shipper đứng trên C/O là công ty mình ở Huế ạ.

    Trả lời
    • được nha bạn miễn đủ điều kiện để xin c/o
      với trường hợp này bạn phải cung cấp hoá đơn đỏ mau bán giữa em và cty hưng yên
      bảng kê công ty hưng yên làm ký đóng dấu

      Trả lời
  5. bên em xuất vữa xây dựng HS Code 382450 nhưng tra trong PSR không có, mọi người cho hỏi em dùng tiêu chí gì và thể hiện tiêu chí trên bảng kê như nào ạ

    Trả lời
  6. Hi Ad, Mình có 1 case này mong giải đáp. Mình là bên trading. Có thuê 1 bên Dv làm C/O AANZ đi ÚC. Bảng kê NPL nhà máy có HS là: 72083990 (thép cuộn cán nóng) / HS sản phẩm: 73066990 ( thép ống). Bên C/O báo là HS NPL bị loại trừ trong thông tư quy tắc làm C/O. Còn bên nhà máy thì báo họ vẫn xin được C/O với HS 7208. Thực sự kiến thức mình không đủ. Mong Ad hỗ trợ

    Trả lời
    • Xin được.
      Theo Phụ lục của Thông tư 02/2024/TT-BCT, 7306.69 có thể áp RVC 40%, hoặc CC (ngoại trừ từ 7208, 7209 hoặc 7211). Bên CO nói đúng, nhưng chưa đủ, vì ở Điều 8 Thông tư 31/2015/TT-BCT có quy định:
      “1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí CTC quy định tại Điều 4 của Phụ lục này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu:
      a) Đối với hàng hóa không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, phần trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí CTC nhỏ hơn hoặc bằng mười (10) phần trăm trị giá FOB của hàng hóa;”

      Nên chỉ cần trị giá phần nguyên liệu 72083990 của bạn dùng không lớn hơn 10% trị giá FOB của hàng hóa là được.

      Bảng kê thì bạn làm tiêu chí CC kết hợp De Minimis. Tức là bảng kê CTC, tiêu chí áp dụng CC. Ở gần cuối bảng kê thì tính % De Minimis của 72083990 (thép cuộn cán nóng).

      Câu kết luận: Hàng hóa đáp ứng tiêu chí CC + De Minimis [x] %.

      Trả lời

Viết một bình luận

Nhận tin qua Email