BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 3831/TCHQ-TXNK V/v phân loại và chính sách thuế mặt hàng Flycam (Phương tiện bay không người lái tích hợp camera; Camera tích hợp trên drone…) | Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2022 |
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Liên quan đến việc phân loại và chính sách thuế mặt hàng Flycam, Tổng cục Hải quan có ý kiên như sau:
– Căn cứ Luật số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuê Tiêu thụ đặc biệt sô 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008;
– Căn cứ Nghị định số 14/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sô điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuê tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dân thi hành Luật Thuê giá trị gia tăng;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư sô 17/2021/TT-BTC ngày 26/02/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015;
– Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuât khâu, nhập khâu Việt Nam;
– Căn cứ Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/6/2022 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuât khâu, nhập khâu Việt Nam;
Tham khảo Chú giải chỉ tiết HS năm 2017;
Tham khảo Tuyển tập ý kiến phân loại năm 2017 của Hải quan thế giới,
- Cấu tạo mặt hàng Flycam:
Mặt hàng Flycam là thiết bị có cấu tạo gồm: (1) Phương tiện bay không người lái, (2) Một hoặc nhiêu camera được găn cô định trên thân của phương tiện bay không người lái. Thiết bị có thể có nhiều tên gọi khác nhau như: Flycam, Phương tiện bay không người lái tích hợp camera, Camera tích hợp trên
drone.v.V…
- Về mã số phân loại mặt hàng Flycam:
2.1. Về mã số phân loại của mặt hàng Flycam trước ngày 01/12/2022:
Theo Danh mục hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC, trên cơ sở hướng dẫn phân loại của Hải quan thế giới, mặt hàng Flycam được phân loại vào nhóm 85.25, phân nhóm 8525.80“- Camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghỉ hình ảnh”.
Mã số chỉ tiết tùy thuộc theo đặc tính kỹ thuật của sản phẩm camera (ví dụ có hay không có khả năng ghi hình ảnh… ).
2.2. Về mã số phân loại mặt hàng Flyeam kể từ ngày 01/12/2022:
Ngày 08/6/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (có hiệu lực áp dụng kê từ ngày 01/12/2022). Theo Chú giải pháp lý Chương 88 của Danh mục này:
“1, Theo mục đích của chương này, khái niệm phương tiện bay không người lái” có nghĩa là bất kỳ phương tiện bay nào, trừ các phương tiện bay thuộc nhóm 88.01, được thiết té. để bay mà không có người lái trên phương tiện bay. Chúng có thể được thiết kế để mang trọng tải hoặc được trang bị camera kỹ thuật số tích hợp vĩnh viễn hoặc các thiết bị khác cho phép chúng thực hiện các chức năng sử dụng thực tế suốt chuyến bay…
Như vậy kể từ ngày 01/12/2022 mặt hàng Flycam có bản chất là Phương tiện bay không người lái đã được trang bị camera kỹ thuật số tích hợp vĩnh viễn được phân loại vào Chương 88.
Theo cấu trúc Chương 88, mặt hàng Phương tiện bay không người lái thuộc nhóm 88.06 “Phương tiện bay không người lái”. Mã sô chỉ tiệt tùy thuộc theo đặc tính kỹ thuật của phương tiện bay không người lái (ví dụ có hay không được điều khiển từ xa, trọng lượng cất cánh…)
- Về chính sách thuế của phương tiện bay không người lái.
3.1. Về chính sách thuế phương tiện bay không người lái phục vụ nông nghiệp:
Ngày 15/01/2021, Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 207/TCHQ-TXNK hướng dẫn việc nhập khẩu phương tiện bay không người lái phục vụ nông nghiệp. Theo đó:
- Về thuế nhập khẩu:
Căn cứ khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Điều 14 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ.Trường hợp, mặt hàng máy bay không người lái phục vụ nông nghiệp nhập khâu đề tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư thì được miễn thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, Điều 14 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
- Về thuế GTGT khâu nhập khẩu:
Khoản I Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bố sung một số điều của các Luật về thuế; khoản 1 Điều 3 Nghị định sô 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ; khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính có quy định “máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bộ Tài chính đã có các công văn hướng dẫn về máy móc, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ nông nghiệp: Công văn số, 12848/BTC-CST ngày 15/09/2015, số 1677/BTC-TCT ngày 29/01/2016, số 16659/BTC-CST ngày 22/11/2016, số 3233/BTC- TCT ngày 13/3/2017.
Tại công văn số 1677/BTC-TCT ngày 29/01/2016 của Bộ Tài chính có hướng dẫn các loại máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Khoản I Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; khoản 1 Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; và khoản 2 Điều I Thông tư số 26/2015TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn:
“Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố xác nhận các máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính, điểm 1 công văn số 12848/BTC-CST ngày 15/9/2015 và điểm 1 công văn này theo nguyên tắc: Máy,thiết bị và linh kiện đông bộ đề lắp ráp thành máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho mục đích khác là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản Ì Điêu 3 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Luật về thuế”.
Theo đó, trường hợp mặt hàng máy bay không người lái nhập khẩu nếu được Bộ Nông nghiệp và phát triên nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn các tỉnh, thành phố xác nhận các máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
3.2. Về chính sách thuế phương tiện bay không người lái phục vụ mục đích khác nông nghiệp:
– Về thuế GTGT:
Căn cứ Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, mặt hàng máy bay không người lái thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
– Về thuế TTĐB:
Căn cứ Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12; Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế; khoản I Điều 1 Nghị định 14/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày
28/10/2015 của Chính phủ quy định:
1. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ Sung như sau:
“3. Tàu bay, dụ thuyên sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch; tàu bay sửdụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đô, an nỉnh, quốc phòng.
Trường hợp tàu bay, du thuyên không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyên hàng hóa, hành khách, kinh doanh dụ lịch: tàu bay không sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và hướng dẫn của Bô Tài chính. ”
Theo đó, trường hợp mặt hàng máy bay không người lái không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch; không sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng thì thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 30%.
Tổng cục Hải quan thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – PTCT. Lưu Mạnh Tưởng, (để b/cáo); – PCT. Đào Thu Hương (để biết); – Cục Giám sát và quản lý về Hải quan(để biết); – Cục Điều tra chống buôn lậu (để biết); – Cục Kiểm định Hải quan (để biết); – Cục Kiểm tra sau thông quan (để biết); – Vụ Thanh tra – Kiểm tra (để biết); – Lưu: VT, TXNK-PL (Toàn-3b) | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK PHÓ CỤC TRƯỞNG Trần Bằng Toàn |