Quy trình, thủ tục hải quan nhập khẩu dầu cọ, dầu thực vật

THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU CỌ (DẦU THỰC VẬT)

nhập khẩu dầu cọ

TỔNG QUAN – THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU CỌ (DẦU THỰC VẬT)

Dầu cọ chiếm 35% thị trường dầu ăn trên thế giới và có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Ngày nay, các bà nội trợ mua tinh dầu cọ trong các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm chính là dầu cọ tinh luyện. Dầu cọ nguyên chất hay dầu cọ thô là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, còn dầu cọ tinh luyện chỉ dành để nấu ăn

Dầu cọ là loại dầu thực vật duy nhất được tìm thấy trong khoảng 40 – 50% các sản phẩm gia dụng ở các nước Mỹ, Úc, Anh. Các nhà sản xuất sử dụng dầu cọ dùng làm gì? Dầu cọ có mặt trong một loạt sản phẩm tiêu dùng gồm bánh kẹo, dầu gội, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, kem đánh răng.

Dầu cọ nghe có vẻ lạ nhưng đó là loại dầu chúng ta vẫn thường rất hay sử dụng với cái tên mọi người kêu là dầu thực vật.

Thì mặt hàng này các bạn nên tham khảo nghị định 15/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Đọc xong thì các bạn sẽ nắm được khi làm thủ tục nhập khẩu dầu cọ sẽ bao gồm những bước nào. Mình sẽ trình bày chi tiết bên dưới nhé.

QUY TRÌNH THỦ TỤC NHẬP KHẨU DẦU CỌ (DẦU THỰC VẬT)

Đối với hàng này nhập về để chế biến thức ăn. Thì nhập về sẽ phải làm thủ tục Tự công bố sản phẩm, sau đó làm thủ tục hải quan, kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là được mình sẽ chia làm 3 bước như sau:

Bước 1: Trước khi nhập khẩu hàng về các bạn cần nhập khẩu mẫu hàng trước để thực hiện TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM.

Bước 2: Khi đã có bản tự công bố sản phẩm thì nhập khẩu hàng về. Tiếp đến khi hàng về là đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu tại một đơn vị được Bộ Công Thương chỉ định (bạn nào cần danh sách này cứ liên hệ mình).

Bước 3: Khi đã có giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu thì cầm bộ chứng từ kèm giấy đó mang đi mở tờ khai hải quan tại cảng hàng không hoặc cảng biển. sau đó mang hàng về luôn.

Lưu ý: ở bước 3 tùy vào cách làm của bạn và bên kiểm tra thực phẩm mà họ sẽ ra chứng thư kết quả nhanh hay chậm, nếu ra ngay trong ngày các bạn có thể cầm theo mở tờ khai thông quan hải quan luôn. Còn không thì các bạn sẽ làm thêm công văn mang hàng về bảo quản để mang hàng về sau đó bổ sung kết quả sau để thông quan lô hàng.

THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Mẫu sản phẩm (cần thiết nhất)
  • Giấy phép lưu hành tự do (free sales certificate).
  • Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) – Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.

Thời gian làm một bộ công bố tầm 15 đến 20 ngày.

KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Khi đã có giấy công bố thì bước tiếp theo là nhập hàng về. Khi hàng gần cập cảng khoảng 2 ngày trước đó thì các bạn cũng tiếp tục đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu tại bên được Bộ Công Thương chỉ định.

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm
  • Packing List

Như vậy là đủ chứng từ đc yêu cầu trong nghị định 15/2018/NĐ-CP rồi.

MÃ HS CODE THAM KHẢO

  • 151190: Dầu cọ – thủ tục nhập khẩu dầu cọ (dầu thực vật)

THỦ TỤC HẢI QUAN

Nếu khi bạn đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu sớm và họ cấp cho bạn kết quả sớm thì có thể cầm tờ đó và bộ hồ sơ:

  • Tờ khai hải quan
  • Invoice, Packing List
  • Bill of lading
  • C/O (nếu có)
  • Kết quả kiểm tra thực phẩm

Chúc các bạn thành công.

Chia sẻ

×
  • Dịch vụ giao nhận XNK

    Dịch vụ hải quan

    Dịch vụ vận chuyển

    Dịch vụ xin giấy phép

    ...

    docs@tbnexim.vn0973.242.113
    Bình luận

    Viết một bình luận

    Nhận tin qua Email

    Newsletter Form (#7)