Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu motor điện, động cơ điện năm 2021

I/ Cơ bản về động cơ

Động cơ điện khi nhập khẩu được phân ra 3 loại như sau:

+ Động cơ điện có công suất dưới 0,75 kW

+ Động cơ điện có công suất từ 0,75 kW tới 150 kW

+ Động cơ điện có công suất trên 150 kW

Đối với công suất từ 0,75 kW đến 150 kW, khi nhập khẩu mặt hàng này về, chúng ta phải làm thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng theo TCVN 7540-1:2013 đối với các măt hàng Động cơ điện xoay chiều. Và test hiệu xuất năng lượng tối thiểu

thủ tục hải quan nhập khẩu motor điện, động cơ điện năm 2021

II/ HS code và căn cứ pháp lý

1/ hs code:

Mã HS code của động cơ (HS code của motor) thì các doanh nghiệp có thể tham khảo ở nhóm 8412, 8407, 8408 hoặc 8501.

2/ căn cứ pháp lý

– Nghị định số 187/ 2013/ NĐ – CP ngày 20/ 11/ 2013 của Chính phủ về việc quản lý các mặt hàng cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu. 

– Quyết định số 78/ QĐ – TTG, Quyết định 04/ QĐ – TTG thực hiện theo Thông tư 65/ 2017/ TT – BTC (Ban hành kèm theo Công văn số 1316/ CT – TKNL ngày 12 tháng 2 năm 2018 của Bộ Công thương).

– Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/ 2018/ TT – BTC ngày 20/ 4/ 2018 sửa đổi bổ sung theo Điều 16 Thông tư số 38/ 2015/ TT – BTC ngày 25/ 3/ 2015 của Bộ Tài chính.

– Số 1316/ BCT-TKNL V/ v kiểm tra mức hiệu suất cũng như năng lượng tối thiểu ngày 12 tháng 02 năm 2018.

Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 ban hành Danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương

III/ chứng từ hải quan

Động cơ điện công suất dưới 0,75 kW hoặc trên 150 kW:

+ Không phải đăng ký dán nhãn năng lượng và test hiệu xuất năng lượng tối thiểu

+ Sales Contract ( Hợp đồng Ngoại thương )

+ Commercial Invoice ( Hóa đơn Thương mại )

+ Packing List ( Phiếu đóng gói )

+ Bill of Lading ( Vận đơn )

+ Tờ khai hải quan điện tử

+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin ) ( Nếu có )

Động cơ điện công suất từ 0,75 kW đến 150 kW:

+ Đăng ký dán nhãn năng lượng sau thông quan nhưng trước khi đưa ra thị trường

+ Test hiệu xuất năng lượng tối thiểu

+ Sales Contract ( Hợp đồng Ngoại thương )

+ Commercial Invoice ( Hóa đơn Thương mại )

+ Packing List ( Phiếu đóng gói )

+ Bill of Lading (Vận đơn )

+ Tờ khai hải quan điện tử

+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin ) ( Nếu có )

Một số trường hợp dưới đây không cần kiểm tra hiệu suất năng lượng:

– Các loại động cơ điện đồng bộ (Synchronous motor).

– Các loại động cơ điện có sự thay đổi về tốc độ quay (hoạt động không liên tục) cũng không thuộc diện động cơ nhập khẩu phải dán nhãn năng lượng.

– Các loại động cơ điện đặc biệt, có những ký hiệu sau trên nhãn dán kỹ thuật: S2…X%, S3….Y%…

– Các loại động cơ điện đặc biệt bao gồm có 8 cực trở lên cũng được miễn dán nhãn năng lượng. Đó là những động cơ điện mà thông số trên nhãn kỹ thuật được thể hiện lần lượt là 8P, 10P,… (P là viết tắt của từ Pole, có nghĩa là số cực).

– Các loại động cơ điện (servo motor) cũng là 1 loại động cơ không thể tháo rời hộp số để tiến hành thử nghiệm nên cũng sẽ không phải dán nhãn năng lượng.

– Những động cơ điện được chế tạo riêng để có thể sử dụng với bộ biến đổi điện theo tiêu chuẩn IEC 60034-25.

– Những động cơ điện thuộc loại sản phẩm được tích hợp hoàn toàn trong 1 chiếc máy (chẳng hạn máy bơm, quạt hay máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với từng loại máy.

– Các loại động cơ điện được chế tạo riêng để hoạt động trong môi trường có khí nổ theo tiêu chuẩn IEC 60079 – 0.

– Động cơ được thiết kế dành riêng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (thuộc chế độ khởi động nặng nề, hiện đang có một số lượng lớn các chu kì khởi động/ dừng, hơn nữa, quán tính của rôto lúc này rất nhỏ).

– Động cơ được thiết kế dành riêng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (chẳng hạn dòng khởi động hạn chế, có dung sai lớn về điện áp và/ hoặc tần số).

– Động cơ được thiết kế để dùng riêng trong các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc được quy định tại Điều 6 của tiêu chuẩn TCVN 6627 – 1 (IEC 60034 – 1).

– Động cơ điện có công suất đạt trên 150KW thì không phải dán nhãn năng lượng.

– Động cơ điện có công suất ở dưới 0.75 KW (750W) cũng không phải dán nhãn năng lượng. 

– Các loại động cơ điện được nhập khẩu theo hình thức sử dụng thay thế theo dạng linh kiện đồng bộ. 

– Động cơ điện 1 chiều không phải tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng.

– Động cơ điện loại chuyên dụng (chẳng hạn như các loại động cơ điện có gắn hộp số, loại được sử dụng chìm dưới nước,…)

Chia sẻ

×
  • Dịch vụ giao nhận XNK

    Dịch vụ hải quan

    Dịch vụ vận chuyển

    Dịch vụ xin giấy phép

    ...

    Bình luận

    4 bình luận về “Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu motor điện, động cơ điện năm 2021”

    1. Công ty chúng tôi đang nhập động cơ điện là linh kiện thay thế của máy đã nhập trước đây,theo bài viết chúng tôi ko phải kiểm tra HSNL nhưng Hq lại yêu cầu,bên admin có công văn nào liên quan đến vấn đề này ko?

      Trả lời

    Viết một bình luận

    Nhận tin qua Email

    Newsletter Form (#7)