UỶ BAN TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 170 /QLCL-CL3 V/v hướng dẫn ghỉ nhãn hàng hóa | Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2024 |
Kính gửi: Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh
“Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia về việc giao Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Cục QLCL) xử lý công văn số 1624/HQTPHCM-KV4 ngày 05/6/2024 của Cục Hải quan Thành phô Hồ Chỉ Minh về việc nhãn hàng hóa nhập khẩu. Sau khi nghiên cứu, Cục QLCL có ý kiến như sau:
- Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bỏ sung 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định:
Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghỉ nơi thực hiện công đoạn cùng để hoàn thiện hàng hỏa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tỏ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gắc hàng hóa chưa thể hiện tên đẩy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tô chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đây đủ trong tài liệu kèm theo hàng hỏa,
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điềm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển vẻ kho lưu giữ, tô chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.”
Căn cứ quy định trên, nội dung tên hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài là nội dung. bắt buộc thể hiện trên nhãn gốc của hàng hóa; các nội dung khác không bắt buộc phải thể hiện trên nhãn gốc.
- Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ về nhãn hàng hóa có quy định
”7. Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyển mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ;”
Căn cứ quy định trên, trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ không phải là quả tình lưu thông hàng hóa. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chưa phải ghi nhãn phụ trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
- Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bỗ sung bởi Nghị định số 1 11/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ về nhãn hàng hóa có quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghỉ nhãn hàng hóa kể cả nhẫn phụ phải đảm bảo ghỉ nhãn trung thực, rõ rùng, chỉnh xác, phản ảnh đúng bản chất của hàng hỏa ”.
Như vậy, căn cứ các quy định trên, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình xử lý theo thẩm quyền.
“Trên đây là ý kiến của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gửi Quý cơ quan nghiên cứu, thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – Q.Chủ Tịch (để b/c); – Lưu: VT, CL3. | KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Cao Thị Bích Hà |