Phân biệt giữa QCVN và TCVN – Chứng nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn

Nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa TCVN và QCVN, không phân biệt được sự khác nhau giữa 2 khái niệm này. Do đó, trong quá trình làm thủ tục công bố sản phẩm thường bị nhầm lẫn. Văn bản hợp nhất Số: 31/VBHN-VPQH về Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2018 đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

1. Tìm hiểu TCVN, QCVN là gì?

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

Phân biệt giữa QCVN và TCVN - Chứng nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn
Phân biệt giữa QCVN và TCVN

1.1 Hệ thống và ký hiệu Tiêu chuẩn và Quy chuẩn

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;

2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;

2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

1.2  Loại quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn

Loại quy chuẩn kỹ thuật:

  • Quy chuẩn kỹ thuật chung;
  • Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
  • Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quá trình;
  • Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ.

Loại tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn cơ bản;
  • Tiêu chuẩn thuật ngữ;
  •  Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử;
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.

2. Sự khác nhau giữa TCVN và QCVN?

Điều khác biệt lớn nhất giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn là: Tiêu chuẩn thực chất chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng. Còn quy chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành, bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác. 

Bảng so sánhTCVNQCVN
Mục đích sử dụngQuy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng.Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ.
Hệ thống ký hiệuTCVN (Tiêu chuẩn quốc gia);
TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở);
QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia);
QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương);
Phân loạiTiêu chuẩn cơ bản;
Tiêu chuẩn thuật ngữ;
Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
Tiêu chuẩn phương pháp thử;
Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển;
Quy chuẩn kỹ thuật chung;
Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
Quy chuẩn kỹ thuật quá trình;
Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ;
Nguyên tắc áp dụngTự nguyệnBắt buộc
Trong thương mạiSản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường.Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh.
Cơ quan công bốCơ quan nhà nước;
Đơn vị sự nghiệp;
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
Tổ chức kinh tế;
Cơ quan nhà nước

   

Chia sẻ

×
  • Dịch vụ giao nhận XNK

    Dịch vụ hải quan

    Dịch vụ vận chuyển

    Dịch vụ xin giấy phép

    ...

    docs@tbnexim.vn0973.242.113
    Bình luận

    Viết một bình luận

    Nhận tin qua Email

    Newsletter Form (#7)