Giải thích các tiêu chí xuất xứ khi xin c/o

1. WO – Xuất xứ thuần túy

WO – Wholly Obtained – Xuất xứ thuần túy là gì?
Hầu hết các FTA đều quy định hàng hóa có xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained) là hàng hóa thu được toàn bộ trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu đó. Các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy.

2. PE – SX hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất xứ”

PE – Produced Entirely – Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất xứ”:
Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ (Produced Entirely from originating materials) nghĩa là 100% nguyên liệu được sử dụng là nguyên liệu có nguồn gốc, bao gồm:

  • Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO.
  • Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí RVC, CTC và/ hoặc tiêu chí Công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP).
  • Được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu đáp ứng tiêu chí PE.
  • Được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO, PE hoặc RVC, CTC hoặc SP.

3. RVC – Tính hàm lượng giá trị khu vực

RVC – Regional Value Content – Tính hàm lượng giá trị khu vực như thế nào?
Hàm lượng giá trị khu vực theo đa số FTA (Regional Value Content) là một ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ. Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào mặt hàng mặt hàng cụ thể (ngưỡng phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%).

Mỗi hiệp định thương mại khác nhau sẽ có công thức tính hàm lượng giá trị khu vực khác nhau nhưng đều có 2 cách tính: (i) Tính RVC trực tiếp; (ii) Tính RVC gián tiếp. Hầu hết các FTA hướng tới yếu tố thuận lợi hóa thương mại và cho phép nhà sản xuất, người xuất khẩu tính RVC theo một trong hai cách này.

Cách tính trực tiếp (còn gọi là phương pháp Build – Up):

RVC = (VOM / FOB) x 100%

Trong đó: VOM – Value of Originating Materials là trị giá của các nguyên liệu có xuất xứ (bao gồm trị giá của chi phí nguyên liệu có xuất xứ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí kinh doanh trực tiếp, chi phí khác và lợi nhuận).

Cách tính gián tiếp (còn gọi là phương pháp Build – Down):

RVC = (FOB – VNM) / FOB x 100%

Trong đó VNM – Value of non-originating materials là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ, cụ thể là: Giá CIF tính tại thời điểm nhập khẩu nguyên vật liệu, bộ phận hoặc hàng hóa đầu vào; hoặc Giá tại thời điểm mua sớm nhất của nguyên vật liệu, bộ phận hoặc hàng hóa đầu vào chưa xác định.

4. CTC – Chuyển đổi mã số HS code

CTC – Change in Tariff Classification – Chuyển đổi mã số HS code:
Chuyển đổi mã số HS của hàng hóa (Change in Tariff Classification) là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa (ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số) so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.

Chuyển đổi Chương (CC) là cấp độ chặt nhất của CTC. Chuyển đổi Nhóm (CTH) là cấp độ vừa phải. Chuyển đổi Phân nhóm (CTSH) là cấp độ lỏng nhất của CTC. CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ; chỉ áp dụng cho công đoạn sản xuất cuối cùng để hợp nhất các nguyên liệu không có xuất xứ thành hàng hóa.

4.1 Chuyển đổi Chương – CC – Change in Chapter:
Có nghĩa là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ Chương (2 số); là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 Chương đến 1 Chương khác của Biểu thuế.

4.2. Chuyển đổi Nhóm – CTH – hange in Tariff Heading:
Có nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ Nhóm (4 số); là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 Nhóm đến 1 Nhóm khác của Biểu thuế XNK.

4.3. Chuyển đổi Phân nhóm – CTSH – Change in Tariff Sub-Heading:
Có nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã số HS code ở cấp độ phân Nhóm (6 số); là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 phân Nhóm đến 1 phân Nhóm khác của Biểu thuế XNK.

5. PSRs – Quy tắc cụ thể mặt hàng

PSRs – Product Specific Rules – Quy tắc cụ thể mặt hàng:
Quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules) là quy tắc áp dụng cho các hàng hóa cụ thể nằm trong danh mục riêng. Quy tắc này yêu cầu nguyên liệu trải qua quá trình chuyển đổi mã số HS code hàng hóa hoặc trải qua một công đoạn gia công cụ thể, hoặc đáp ứng tỷ lệ Phần trăm giá trị hay kết hợp của các tiêu chí vừa nêu để sản xuất ra hàng hóa cụ thể nằm trong danh mục.

Khi quy tắc cụ thể mặt hàng cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC, SP, hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên, mỗi nước thành viên FTA cho phép người xuất khẩu hàng hoá quyết định việc sử dụng tiêu chí tương ứng để xác định xuất xứ hàng hoá.

6. GR – Quy tắc chung

GR – General Rule – Quy tắc chung:
Quy tắc chung (General Rule) là quy tắc áp dụng chung cho tất cả hàng hóa ngoại trừ hàng hóa thuộc danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng. Trong hầu hết các hiệp định hiện nay như ATIGA, AKFTA, AJCEP, AANZFTA, tiêu chí xuất xứ chung là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTH) hoặc hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC40). Trong khi đó, Hiệp định ACFTA áp dụng tiêu chí chung là RVC (40) và Hiệp định AIFTA áp dụng tiêu chí chung là RVC (35) kết hợp với tiêu chí CTSH (chuyển đổi mã số hàng hóa cấp 6 số).

Một số FTA được ký trước kia sẽ có Quy tắc chung (GR) và Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSRs). Một số FTA chỉ có Quy tắc chung (GR) mà không có Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSRs). Một số FTA được ký sau này, hoặc được sửa đổi từ phiên bản cũ chỉ có Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSRs) bao gồm tất cả các mã HS ở cấp độ 6 số từ Chương 01 đến Chương cuối cùng của Biểu thuế. Những FTA chỉ có PSRs mà không có GR được đánh giá là thân thiện với người sử dụng, dễ tra cứu.

7. SP – Công đoạn gia công, chế biến cụ thể

SP – Specific Process – Công đoạn gia công, chế biến cụ thể:
Công đoạn gia công, chế biến cụ thể (Specific Process) quy định nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại một bên thành viên FTA.

Nếu một sản phẩm A có tiêu chí WO, sản phẩm B có tiêu chí RVC, sản phẩm C có tiêu chí CTC, sản phẩm D có tiêu chí “RVC hoặc CTC” thì sản phẩm E có quy trình sản xuất cụ thể sẽ không phải là một tiêu chí đơn lẻ nào trong bất cứ tiêu chí của A, B, C hoặc D mà sẽ là một quy trình sản xuất được mô tả trong 36 quy định cụ thể, hoặc là quy trình sản xuất cụ thể kết hợp với một/ một vài các tiêu chí được liệt kê ở trên.

Ưu điểm của tiêu chí này là “không thay đổi”, nếu tuân theo cùng 1 quy trình sản xuất thì hàng hoá đạt chuẩn sẽ luôn tiếp tục có xuất xứ mà không phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu, nhân công và các yếu tố đầu vào khác (như khi tính RVC), cũng không bị ảnh hưởng do thay đổi nguồn cung nguyên liệu (là yếu tố có thể tác động tới tiêu chí CTC).

8. CR – tiêu chí xuất xứ phản ứng hóa học

CR – Chemical Reaction Origin Rule. Tiêu chí xuất xứ CR  là gì? là  tiêu chí xuất xứ phản ứng hóa học.

Bất kỳ hàng hóa áp dụng phản ứng hóa học đều được coi là có xuất xứ nếu phản ứng hóa học diễn ra tại nước thành viên đó. Phản  ứng hóa học là một quá trình (bao gồm quá trình sinh hóa) dẫn tới việc sinh ra một phân tử có cấu trúc mới bằng việc phá vỡ các liên kết nội phân tử và tạo nên các liên kết nội phân tử  mới, hoặc bằng việc thay đổi mạng không gian nguyên tử. Các công đoạn dưới đây không được coi là phản ứng hóa học:

i) hòa tan vào nước hoặc các dung môi khác;
ii) khử các dung môi bao gồm cả việc khử nước;
iii) thêm nước vào hoặc loại bỏ nước ra khỏi các chất kết tinh.

9. De Minimis (DMI)– Quy tắc tỷ lệ không đáng kể

De Minimis – Quy tắc tỷ lệ không đáng kể:
De Minimis được hiểu là “tỷ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC” nhưng thành phẩm vẫn được coi là có xuất xứ nếu tỷ lệ đó không vượt quá ngưỡng X% hoặc trị giá hoặc trọng lượng của thành phẩm.

Tỷ lệ được tính bằng trọng lượng hoặc trị giá của nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC chia cho tổng trọng lượng hoặc trị giá FOB của thành phẩm có sử dụng nguyên vật liệu đó. X% thay đổi tùy theo quy định tại các FTA. Thông thường tỷ lệ này là 10% hoặc trọng lượng hoặc trị giá. Một số FTA có quy định chặt hơn – chỉ cho phép ngưỡng 7% hoặc 8% với một số mặt hàng nhất định.

10. Cumulation – Quy tắc cộng gộp

Cumulation – Quy tắc cộng gộp:
Quy tắc này cho phép nếu hàng hóa có xuất xứ từ một bên tham gia hiệp định khi được sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm tiếp theo ở lãnh thổ bên kia thì được coi là có xuất xứ ở bên sản xuất sản phẩm tiếp theo đó.

10.1. Cộng gộp thông thường – Accumulation (ACU):
Đây là hình thức cộng gộp áp dụng trong tất cả các FTA Việt Nam là thành viên. Đây cũng là hình thức cộng gộp phổ biến nhất trong thương mại thế giới. Nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ cụ thể quy định cho nguyên liệu đó thì sẽ được cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.

10.2. Cộng gộp toàn bộ/ Cộng gộp đầy đủ – Full Cumulation:
Đây là hình thức cộng gộp áp dụng trong các FTA thế hệ mới hoặc áp dụng cho một số nhóm hàng nhất định trong một số FTA như nhóm hàng dệt may trong AJCEP, nhóm hàng dệt may trong AANZFTA. Quy định này cho phép nguyên liệu không nhất thiết phải đáp ứng đúng quy tắc xuất xứ dành cho nguyên liệu đó. Nguyên liệu có thể đáp ứng một phần của tiêu chí xuất xứ (ví dụ không thể đáp ứng tiêu chí RVC 40% mà chỉ có thể đáp ứng tiêu chí RVC 19%) nhưng vẫn được phép cộng gộp vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm. Phần được cộng gộp sẽ chỉ là phần giá trị gia tăng thực tế (19%) chứ không phải toàn bộ trị giá của nguyên liệu (100%) như cách tính cộng gộp quy định tại khoản (Cộng gộp thông thường).

10.3. Cộng gộp từng phần – Partial Cumulation:
Đây là hình thức cộng gộp được quy định duy nhất trong ATIGA, theo đó nếu nguyên liệu đáp ứng quy định tại khoản (Cộng gộp thông thường) thì áp dụng cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu; nếu nguyên liệu chỉ đáp ứng ngưỡng RVC từ 20 đến 39% thì được cộng gộp đúng số phần trăm thực tế trong khoảng từ 20 đến 39% đó vào công đoạn sản xuất tiếp theo để xác định xuất xứ cho hàng hóa.

Trong trường hợp áp dụng “cộng gộp từng phần” ATIGA, nguyên liệu vẫn được cấp C/O mẫu D và sẽ được đánh dấu vào ô “Partial Cumulation” trên C/O. Việc đánh dấu này sẽ giúp Cơ quan hải quan Bên nhập khẩu phân biệt được đây là C/O sử dụng cho mục đích cộng gộp từng phần và C/O này sẽ không được hưởng thuế quan ưu đãi ATIGA

***. MỘT SỐ CHÚ Ý

  • Hàng có chuyển tải => có xác nhận chuyển tải
  • Gia công chế biến đơn giản (điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP) => không được xem xét cấp c/o
  • Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, Vật liệu đóng gói và bao bì có được tính đến khi xác định xuất xứ không? =>Xem điều 10 Nghị định 31/2018/NĐ-CP
  • Về show tiêu chí trên C/O
Tiêu chí xuất xứShow trên C/O
RVC ?%RVC, show FOB
CC/CTH/CTSHCTC
CC/CTH/CTSH + DMICTC + DMI
PE + ACUPE + ACU
CC/CTH/CTSH + ACUCTC + ACU
RVC ?% + ACURVC + ACU , show FOB

Chia sẻ

×
  • Dịch vụ giao nhận XNK

    Dịch vụ hải quan

    Dịch vụ vận chuyển

    Dịch vụ xin giấy phép

    ...

    docs@tbnexim.vn0973.242.113
    Bình luận

    Viết một bình luận

    Nhận tin qua Email

    Newsletter Form (#7)