Kiểm định nồi hơi và 6 lưu ý cần biết khi thực hiện

Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ban hành về danh mục các loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Quy định kiểm định nồi hơi là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức/ doanh nghiệp vận hành và sử dụng thiết bị.

1. Kiểm định nồi hơi là gì?

Kiểm định nồi hơi (lò hơi) là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.

Các thiết bị nồi hơi cần kiểm định an toàn:

  • Nồi hơi đun điện
  • Nồi đun nước nóng
Kiểm định nồi hơi và 6 lưu ý cần biết khi thực hiện
Kiểm định nồi hơi

✍ Xem thêm: Danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định an toàn 

2. Tiêu chuẩn – Quy chuẩn kiểm định nồi hơi

Tổ chức kiểm định sẽ thực hiện kiểm định lò hơi dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng mà Nhà nước ban hành:

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 0C;
  • TCVN 7704: 2007: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);
  • TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

3. Lý do bắt buộc phải kiểm định lò hơi?

Đối với các thiết bị máy móc gây mất an toàn sức khỏe đến con người cần phải kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định trong thời gian sử dụng và kiểm định sau sự cố. Dưới đây là những lý do doanh nghiệp cần phải kiểm định nồi:

  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành lò hơi;
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra;
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng.

4. Khi nào cần kiểm định kỹ thuật nồi hơi?

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quôc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

– Khi sử dụng lại các nồi hơi và nồi đun nước nóng đã dừng hoạt động từ 12 tháng trở lên;

– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi và nồi đun nước nóng;

– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

– Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi – lò hơi

Quá trình kiểm định an toàn lò hơi được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa

  • Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.

Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:

  • Kiểm định van an toàn
  • Áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Kiểm tra vận hành lò hơi

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

6. Chi phí kiểm định lò hơi

Chi phí kiểm định lò hơi, nồi hơi đun điện được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất sinh hơi mà đơn vị chế tạo đã công bố. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định nồi hơi có thay đổi.

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên giúp Quý doanh nghiệp hiểu và biết được tầm quan trọng của hoạt động kiểm định nồi hơi. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu về mặt pháp lý mà còn đảm bảo được an toàn tính mạng và sức khỏe con người trong doanh nghiệp.

Chia sẻ

×
  • Dịch vụ giao nhận XNK

    Dịch vụ hải quan

    Dịch vụ vận chuyển

    Dịch vụ xin giấy phép

    ...

    Bình luận

    Viết một bình luận

    Nhận tin qua Email

    Newsletter Form (#7)