Công văn  265/BCT-PVTM năm 2023 V/v tăng cường kiểm tra, xác minh xuất xứ các lô hàng nhập khẩu đường mía

Số văn bản

Loại văn bản

Cơ quan ban hành

Ngày văn bản

Ngày hiệu lực

Người ký

265/BCT-PVTM

Công văn

Bộ Công Thương

18/01/2023

18/01/2023

Trần Quốc Khánh

Sáng/tối:
BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 265/BCT-PVTM
V/v tăng cường kim tra, xác minh xuất xứ các lô hàng nhập khẩu đường mía
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2023

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

Ngày 01 tháng 8 năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan bị lẩn tránh thông qua 05 nước ASEAN gồm: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma.

Ngày 16 tháng 8 năm 2022, Bộ Công Thương đã có công văn số 462/BCT-PVTM-M gửi Quý Tổng cục về việc tăng cường kiểm tra, giám sát sản phẩm đường nhập khẩu từ 05 nước bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh.

Ngày 10 tháng 10 năm 2022, Bộ Công Thương đã có công văn số 626/BCT-PVTM-M gửi Quý Tổng cục để cung cấp thêm thông tin liên quan tới các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của các nước ASEAN mà Bộ Công Thương đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ việc để Tổng cục Hải quan nắm, tăng cường kiểm tra đối chiếu, thực hiện xác minh, rà soát lại chứng từ chứng nhận xuất xứ với mặt hàng đường mía xuất khẩu từ 05 nước ASEAN nói trên, đảm bảo thực thi hiệu quả các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

Liên quan đến hoạt động xuất khẩu đường của các nước ASEAN bị điều tra, Bộ Công Thương xin trao đổi với Quý Tổng cục như sau:

1. Đối với In-đô-nê-xi-a

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kể từ khi Quyết định 1514/QĐ-BCT có hiệu lực (ngày 08 tháng 8 năm 2022) đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, đã có 216 tờ khai nhập khẩu đường từ Công ty PT. Kebun Tebu Mas của In-đô-nê-xi-a với tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO) tương ứng với lượng nhập khẩu là 165.652 tấn. Đây cũng là công ty duy nhất của In-đô-nê-xi-a xuất khẩu đường vào Việt Nam sau khi Quyết định 1514/QĐ-BCT có hiệu lực.

Lượng nhập khẩu này, mặc dù chỉ trong gần 04 tháng, đã vượt quá gần 50% năng lực sản xuất đường từ nguyên liệu mía của Công ty PT. Kebun Tebu Mas trong giai đoạn điều tra của vụ việc cũng như tăng 35% so với tổng lượng xuất khẩu của công ty trong thời kỳ điều tra ban đầu (từ tháng 10/2020 đến 9/2021). Điều này cho thấy có dấu hiệu về việc gian lận của công ty trong hoạt động xuất khẩu đường sản xuất từ mía sang Việt Nam.

2. Đối với Ma-lai-xi-a

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn từ 09 tháng 02 năm 2021 đến ngày 08 tháng 8 năm 2022 (từ sau khi Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với đường mía từ Thái Lan đến khi bắt đầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh), đã có 902 tờ khai nhập khẩu đường từ Ma-lai-xi-a vào Việt Nam theo các tiêu chí xuất xứ: Chuyển đổi Chương CC (413 tờ khai), Chuyển đổi Nhóm CTH (20 tờ khai), Chuyển đổi phân nhóm CTSH (4 tờ khai), Xuất xứ thuần túy WO (192 tờ khai), Hàm lượng giá trị khu vực 40%-50% (109 tờ khai) và Hàm lượng giá trị khu vực trên 50% (164 tờ khai).

Tuy nhiên, theo thông tin và dữ liệu Bộ Công Thương thu thập được từ các bên liên quan và các nguồn thông tin của các Tổ chức quốc tế cho thấy:

– Trong giai đoạn từ 2016 đến 2022, Ma-lai-xi-a không trồng mía và không sản xuất các sản phẩm đường từ mía. Hoạt động sản xuất đường của Ma-lai-xi-a chỉ từ tinh luyện đường thô nhập khẩu từ Thái Lan và các nguồn khác ngoài khu vực ASEAN (Brazil, Ấn Độ, Úc…).

– Trong hoạt động gia công, tinh luyện đường của các doanh nghiệp Ma-lai-xi-a, giá trị của hoạt động gia công, chế biến tại Ma-lai-xi-a (từ đường thô sang đường tinh luyện) chiếm khoảng từ 12,8% đến 22,5%.

Căn cứ các thông tin nói trên có thể nhận thấy rằng việc các lô hàng của Ma-lai-xi-a kê khai tiêu chí xuất xứ là CC, CTH, CTSH và WO là không phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất đường của Ma-lai-xi-a.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, giá trị gia tăng của hoạt động tinh luyện đường của Ma-lai-xi-a là không cao, vì vậy để đạt được tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực từ 40% trở lên là rất khó, trừ khi phải sử dụng thêm cả đường thô có xuất xứ từ Thái Lan. Vì vậy, các lô hàng được khai báo xuất xứ với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC từ 40% trở lên cũng không đáng tin cậy.

3. Kiến nghị

Căn cứ các thông tin nêu trên, Bộ Công Thương trân trọng đề nghị Quý Tổng cục:

– Xem xét, thực hiện thẩm tra, xác minh xuất xứ với các lô hàng nhập khẩu đường từ In-đô-nê-xi-a sau khi Quyết định 1514/QĐ-BCT có hiệu lực đến nay. Trong trường hợp xác định có vi phạm thì thực hiện các biện pháp truy thu thuế và xử lý theo quy định.

– Xem xét, thực hiện thẩm tra, xác minh xuất xứ với các lô hàng nhập khẩu đường từ Ma-lai-xi-a trong giai đoạn từ sau khi Bộ Công Thương áp dụng biện pháp CBPG với đường mía từ Thái Lan đến khi bắt đầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh. Trong trường hợp xác định có vi phạm thì thực hiện các biện pháp truy thu thuế và xử lý theo quy định.

– Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Quý Tổng cục trong quá trình thực hiện thẩm tra, xác minh nêu trên.

Bộ Công Thương trân trọng cảm ơn sự hợp tác và phối hợp của Quý Tổng cục./.


Nơi nhận:
– Như trên;
– Cục XNK, ĐB;
– Lưu: VT, PVTM (2).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Khánh
Văn bản này đang được BQT tóm tắt nội dung, có gì bạn quay lại xem sau !

Thay thế cho văn bản

Sửa đổi bổ sung cho văn bản

Số văn bản Liên quan

Số văn bản dẫn chiếu

Số văn bản được căn cứ

Đính chính văn bản

Bị thay thế bởi văn bản

Bị sửa đổi bổ sung bởi văn bản

Công văn  265/BCT-PVTM năm 2023 V/v tăng cường kiểm tra, xác minh xuất xứ các lô hàng nhập khẩu đường mía

Khi tải về là bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của chúng tôi.

Để đọc được file tải về máy tính bạn phải cài phần mềm đọc file .docs .pdf .xlsx

lưu bài viết này (0)
CloseHãy để lưu bài viết này nha! nếu chưa có tài khoản hãy Đăng ký

Chia sẻ

×
  • Đăng Văn bản

    Dịch vụ giao nhận XNK

    Dịch vụ hải quan

    Dịch vụ vận chuyển

    Dịch vụ xin giấy phép

    ...

    Bình luận

    Viết một bình luận

    Nhận tin qua Email

    Newsletter Form (#7)