Công văn 2105/HQBD-TXNK năm 2021 V/v vướng mắc thuế chống bán phá giá trường hợp nhập khẩu tại chỗ

Số văn bản

Loại văn bản

Cơ quan ban hành

Ngày văn bản

Ngày hiệu lực

Người ký

2105/HQBD-TXNK

Công văn

Văn bản Hải Quan

16/09/2021

Đã biết

Nguyễn Trường Giang

Sáng/tối:
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:  2105 /HQBD-TXNK
V/v vướng mắc thuế chống bán phá giá trường hợp nhập khẩu tại chỗ
Bình Dương, ngày 16   tháng 9 năm 2021

Kính gửi: Tổng cục Hải quan (Cục Thuế xuất nhập khẩu)

Vừa qua, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2080/QĐ-BCT ngày 31/8/2021 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời với các sản phẩm trên có xuất xứ Ấn Độ là 54,90%; In-đô-nê-xi-a là 21,94%; Ma-lai-xi-a là 21,23%. Mức thuế trên với Trung Quốc quy định theo từng loại sản phẩm, thấp nhất là 3,44% và cao nhất là 17,45%. Mức thuế trên có thời hạn áp dụng là 120 ngày, kể từ ngày 03/9/2021 đến hết ngày 31/12/2021 (trừ các trường hợp khác theo quy định pháp luật).

Để có cơ sở xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá, Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã đề nghị các Chi cục tổ chức quán triệt và tuyên truyền triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 4360/TCHQ- TXNK ngày 10/9/2021 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi.

Qua triển khai một số doanh nghiệp trên địa bàn có phát sinh vướng mắc đối với các trường hợp nhập khẩu tại chỗ (loại hình A12 dùng để sản xuất xuất khẩu) từ doanh nghiệp đối tác nhập sản xuất xuất khẩu (theo loại hình E31) và mở tờ khai xuất tại chỗ (theo loại hình E62) các mặt hàng sợi.

Theo quan điểm doanh nghiệp các mặt hàng sợi này đã qua quá trình sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu tại chỗ nên không thuộc đối tượng điều chỉnh Quyết định 2080/QĐ-BCT ngày 31/8/2021 của Bộ Công Thương nên không cần xuất trình phải C/O để cơ quan hải quan kiểm tra và không thuộc đối tượng phải chịu thuế chống bán phá giá.

Tuy nhiên, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương nhận thấy do Quyết định 2080/QĐ-BCT ngày 31/8/2021 của Bộ Công Thương và công văn 4360/TCHQ- TXNK ngày 10/9/2021 của Tổng cục Hải quan không loại trừ các trường hợp nhập khẩu tại chỗ.

Kiến nghị:

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương kiến nghị Tổng cục Hải quan có trao đổi thống nhất với Bộ Công Thương hướng dẫn giải quyết vướng mắc đối với các trường hợp nhập khẩu tại chỗ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong thời gian chờ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương tạm thời đề nghị các Chi cục trực thuộc thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Thuế xuất nhập khẩu) được biết và hướng dẫn thực hiện.

Trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:
Như trên;
Các Chi cục (để t/h);
Website Cục (để c/k);
Lưu: VT, TXNK (02b).
KT.CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG          

Nguyễn Trường Giang

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã đề nghị các Chi cục tổ chức quán triệt và tuyên truyền triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 4360/TCHQ- TXNK ngày 10/9/2021 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi

Thay thế cho văn bản

Sửa đổi bổ sung cho văn bản

Số văn bản Liên quan

Số văn bản dẫn chiếu

Số văn bản được căn cứ

Đính chính văn bản

Bị thay thế bởi văn bản

Bị sửa đổi bổ sung bởi văn bản

Công văn 2105/HQBD-TXNK năm 2021 V/v vướng mắc thuế chống bán phá giá trường hợp nhập khẩu tại chỗ

Khi tải về là bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của chúng tôi.

Để đọc được file tải về máy tính bạn phải cài phần mềm đọc file .docs .pdf .xlsx

lưu bài viết này (0)
CloseHãy để lưu bài viết này nha! nếu chưa có tài khoản hãy Đăng ký

Chia sẻ

×
  • Đăng Văn bản

    Dịch vụ giao nhận XNK

    Dịch vụ hải quan

    Dịch vụ vận chuyển

    Dịch vụ xin giấy phép

    ...

    Bình luận

    Viết một bình luận

    Nhận tin qua Email

    Newsletter Form (#7)