Thủ tục hải quan xuất khẩu bột đá CaCO3 siêu mịn

bột đá CaCO3 siêu mịn

Ứng dụng bột đá vôi CaCo3 trong ngành thủy tinh, sản xuất kính

– Là một trong những thành phần chính của thủy tinh (chiếm 20 -25 %)
– Giúp ổn định, điều chỉnh độ nhớt, tăng độ bền của thủy tinh
– Nâng cao khả năng chống chịu của thủy tinh trong môi trường tự nhiên

Ứng dụng bột đá vôi CaCo3 trong ngành gốm sứ

– Nguyên liệu để sản xuất gốm cần phải có canxi oxit bởi CaO nóng chảy ở 1050 độ C (điều này giúp cho quá trình nung giảm được độ co rút, nâng cao độ bền cơ học và hóa học của sản phẩm gốm sứ). Canxi Cacbonat CaCO3 chính là nguồn cung cấp đó.

– Cách thức sử dụng: CaCO3 được trộn lẫn với 1 lượng lớn gốm sứ, nhằm tạo được độ giãn nở cần thiết giữa mảnh gốm và lớp men, phục vụ cho quá trình nung, cũng như cung cấp nguồn CaO chủ yếu.

Ứng dụng bột đá vôi CaCo3 trong ngành nhựa, cao su

– Bột đá vôi được sử dụng rộng rãi trong nhựa PVC cứng và được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất ống nhựa và tấm trần.

– Sử dụng sản phẩm canxi cacbonat làm gia tăng độ bền sản phẩm, độ phân tán trong hóa chất nhựa tốt hơn, độ bóng sản phẩm đạt được tối ưu, cải tiến quá trình sản xuất.Giảm chi phí đáng kể mà không làm giảm đến chất lượng sản phẩm.

– Sử dụng trong chất dẻo nhiệt rắn để giảm chi phí, nâng cao tính chất cơ học và quang học. Kiểm soát độ nhớt, hệ số giãn nỡ của nhiệt, độ co sản phẩm.

Ứng dụng bột đá vôi CaCo3 trong ngành sản xuất chất tẩy rửa

– Độ cứng của CaCO3 rất phù hợp khi được sử dụng trong ngành chất tẩy rửa so với các loại khoáng chất khác. (VD : độ cứng của CaCO3 là 3 moh nhỏ hơn của silica là 7 moh)
– Với chất tẩy rửa dạng bột : CaCO3 giúp dạng này trơn hơn, dễ sử dụng hơn
– Với chất tẩy rửa dạng kem : cần loại bột đá vôi CaCO3 sáng và mịn hơn so với dạng bột

Ứng dụng bột đá vôi CaCo3 trong ngành xử lý môi trường

– CaCO3 giúp khử lưu huỳnh trong đường ống khí, xử lý nguồn nước uống, hoặc vôi hóa ao hồ để trung hòa axit.

– CaCO3 được xem như một chất trung hòa tự nhiên, chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường bởi nó không chứa chất độc hại, không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và các loài động vật.

– Hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, CO2…và axít trong nước, giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi.+ Phân huỷ xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước, ổn định độ pH.

– Ổn định màu nước, hạn chế có váng, làm sạch nước, tăng lượng oxy hoà tan(DO) trong nước. Hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi…

Ứng dụng bột đá vôi CaCo3 trong ngành chăn nuôi nông nghiệp

– CaCO3 được xem như là chất phụ gia cho ngành sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Bên cạnh đó, Canxi cacbonat cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành trứng và sự phát triển của xương đối với các loại gia cầm.

– CaCO3 được sử dụng như một loại phân bón giúp cây trồng phát triển, ổn định độ pH cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

– Ngoài ra, CaCO3 còn được sử dụng như chất phụ gia cho ngành sản xuất thuốc trừ sâu bởi loại khoáng này khá thân thiện với môi trường.

Quy định và chính sách xuất khẩu bột đá CaCo3

Căn cứ pháp lý về thủ tục xuất khẩu bột đá CaCo3

Căn cứ quy định tại Điều 1 và điều 2 Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản thì:

” Khoáng sản xuất khẩu bao gồm: khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp.

Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, Condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”

Mặt hàng bột đá vôi siêu mịn CaCO3 không được xuất khẩu để làm vật liệu xây dựng. Về nhóm hàng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đề nghị doanh nghiệp đọc kỹ thông tư 05/2018/TT-BXD có hướng dẫn cụ thể.

tiêu chuẩn xuất khẩu bột đá CaCO3

Các thông tư văn bản hướng dẫn xuất khẩu bột đá CaCo3

– Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu khoáng sản. Các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân sẽ không được phép xuất khẩu, cấp phép cho mặt hàng này.

– Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thương mại.

Khoáng sản chỉ được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau

– Đã qua chế biến và có tên trong Danh mục tại Phụ lục kèm theo Thông tư 41/2012/TT-BCT.

– Đạt tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 41/2012/TT-BCT. đã được nêu ở trên

– Có nguồn gốc hợp pháp, được chứng minh bằng giấy phép, bảng kê khai thác (nếu có).

Quy định về thuế suất nhập khẩu và Hs code của Bột đá vôi CaCo3

Theo biểu thuế Xuất nhập khẩu 2018, mặt hàng bột đá vôi siêu mịn có 2 mã HS:
– Bột đá vôi siêu mịn không tráng phủ acid stearic: 2517.4900
– Bột đá vôi siêu mịn có tráng phủ acid stearic: 3824.9099
– Thuế suất xuất khẩu của mặt hàng đá vôi khoảng sản gần như đều được áp chung là 17%

Do đó, khi xuất khẩu doanh nghiệp sẽ lấy mẫu đi phân tích phân loại để xác định mức thuế xuất khẩu phải nộp.

Doanh nghiệp mang mẫu niêm phong hải quan và kiểm tra tại các cơ sở thuộc hệ thống VILAS. Ví dụ tại Hà Nội, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra tại Viện Vật Liệu Xây Dựng.

Các điểm cần lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu bột đá CaCo3

Các lưu ý khi làm thủ tục đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi làm thủ tục Hải quan xuất khẩu khoáng sản, ngoài việc thực hiện các quy định của Hải quan còn phải xuất trình các loại giấy tờ sau:

– Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô hàng xuất khẩu, do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.

– Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu, cụ thể là:

+ Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực.

+ Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ (trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhập khẩu).

+ Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với doanh nghiệp khai thác hoặc chế biến; hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại.

Khi làm thủ tục thông quan, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại.

Nếu kết quả sai so với khai báo của Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt theo quy định. Nếu Cơ quan hải quan sai thì các chi phí đi thử nghiệm Hải quan sẽ phải chịu.

Căn cứ pháp lý để làm thủ tục hải quan

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Thông tư 05/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Cụ thể tại công văn số 6827/TCHQ-GSQL ngày 21/11/2018:

Về chứng từ chứng minh nguồn gốc khoáng sản

Do đó về việc kiểm tra khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế đối với tất cả lô hàng khoáng sản xuất khẩu.

Mức độ kiểm tra thực tế thực hiện theo chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử (kiểm hóa 100% container hoặc ngẫu nhiên với các lô hàng có nhiều cont hàng)

Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với Danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng xác định hàng hóa có đủ điều kiện xuất khẩu hay không.

Xem thêm : Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ lâm sản

Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan. Trường hợp kiểm tra thực tế không đủ cơ sở để xác định thì công chức hải quan tiến hành lấy mẫu gửi cơ quan kiểm định hải quan thực hiện việc giám định để xác nhận (Cơ quan hải quan vẫn phải thông quan để lô hàng được xuất khẩu, trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp nếu phát hiện sai phạm)

Việc lấy mẫu, lưu mẫu thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC).

Vì vậy khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu khoáng sản thì doanh nghiệp không cần xuất trình giấy phép chế biến hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp tuân theo thông tư 05/2018-TT-BXD, nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai phạm, gian dối, giả mảo chứng từ.

Hướng dẫn hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục

Bộ hồ sơ chuẩn bị và đính kèm lên hệ thống V5 gồm:
– Sales Contract
– Commercial Invoice
– Packing List
– Giấy phép khai thác và giấy phép mua bán, gia công khoáng sản
– Giấy kết quả phân tích VILAS
– Giấy tờ đầu vào khác

Chia sẻ

×
  • Dịch vụ giao nhận XNK

    Dịch vụ hải quan

    Dịch vụ vận chuyển

    Dịch vụ xin giấy phép

    ...

    Bình luận

    Viết một bình luận

    Nhận tin qua Email

    Newsletter Form (#7)